Tiểu Sử, Truyền Thống Dòng Họ Chế

10/03/2017
Vua Trần Thuận Tông (1388-1398) đã cắt cứ các ông Chế Lâu, Chế Đa, Chế Hiệp làm Thủ chí "Hội đồng kỳ hào" của những làng mới lập ở An - Tĩnh. Trong đó có làng Thu Lũng, làng Bàu Ó, làng Cẩm Trường ngày xưa

LƯỢC PHẢ: TIỂU SỬ, TRUYỀN THỐNG DÒNG HỌ CHẾ
Ở LÀNG THU LŨNG, P. NGHI THU, THỊ XÃ CỬA LÒ, TỈNH NGHỆ AN

Theo quyển sách "An - Tĩnh cổ lục" của Le Vieux An-Tĩnh, Nhà xuất bản Nghệ An: Dòng gia phả họ Chế ở An Tỉnh. Vua Trần Thuận Tông (1388-1398) đã cắt cứ các ông Chế Lâu, Chế Đa, Chế Hiệp làm Thủ chí "Hội đồng kỳ hào" của những làng mới lập ở An - Tĩnh. Trong đó có làng Thu Lũng, làng Bàu Ó, làng Cẩm Trường ngày xưa.
Theo giả phả dòng họ Chế vào khoảng năm 1450- 1500 ông Chế Ngân hậu duệ Chế Bồng Nga cùng một số người khác họ Chế về làng Thu Lũng, xã Hiếu Hợp, tổng Thượng Xá, huyện Chân Lộc, phủ Anh Sơn, tỉnh Nghệ An, sau đổi thành xã Nghi Thu, huyện Nghi Lộc (nay là phường Nghi Thu, thị xã Cửa Lò) định cư lập nghiệp. Ông về cùng người dân địa phương khai phá vùng đất hoang vu ven biển thành nơi sầm uất, phát triển nghề đánh cá trên biển. Vùng đất này từ nghèo khó, trở thành vùng kinh tế khá, phát triển. Nhờ đức tính cần cù, chịu khó, thông minh, làm ăn ngày một phát đạt, nên dòng họ Chế ở đây phát triển mạnh mẽ, trở thành dòng họ nổi tiếng ở một vùng quê. Được người dân trong vùng mến phục, kính nể. Dòng họ Chế định cư đến nay đã được 22 đời. Đời nào cũng có người có công với nước. Ông Chế Đình Khuê làm chức cai hợp trùm trưởng thú chí ở Hợp Châu, một người thắng thắn, trung thực, liêm chính, thương dân nghèo, công minh, không xu nịnh nên được dân tín nhiệm, trọng vọng. Tiêu biểu có ông Chế Đình Thông đậu Thám hoa, thông thạo nghề thuốc, cứu được nhiều người mắc bệnh nan y. Ông được triều đình bổ làm quan giữ chức Chánh ty Cục cứ tượng quyền cai quản trên 1400 thợ xây dựng cung đình, lăng tẩm Huế. Nhiều lẳng tẩm, kinh thành Huế có kiến trúc độc đáo được UNESCO công nhân là di sản của nhân loại. Huế một điểm du lịch được nhiều du khách trong và ngoài nước đến thăm, trong đó công lao của ông Chế Đình Thông. Ông được vua Tự Đức ban 3 đạo sắc. Sau khi mất ông được quan chức địa phương và các con khắc bia dựng gần từ đường dòng họ nói lên đạo đức, công lao to lớn, để các thế hệ con cháu mai sau noi theo, học tập.                                                         
Noi theo cha ông trong dòng họ thời nào cũng có người học giỏi, thi cử đậu đạt cao. Điển hình có Phó Giáo sư Tiến sĩ Chế Đình Hoàng- Nguyên là phó hiệu trưởng trường Đại học kiến trúc Hà Nội, Phó giáo sư tiến sỹ Chế Đình Lý Nguyên là trưởng khoa kinh tế đối ngoại trường Đại học quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh. Hiện nay trong dòng họ có hàng nghìn người tốt nghiệp đại học và trên đại học. Riêng tại Nghi Lộc Họ Chế có khoảng trên 300 người tốt nghiệp Đại học và trên Đại học. Nhiều gia đình 3 thế hệ đều có người tốt nghiệp đại học. Như gia đình ông Chế Đình Huyền là thầy thuốc thông thạo Hán Nôm, có 30 con cháu, chắt tốt nghiệp đại học có 1 Phó Giáo sư, Tiến sĩ. Nhiều cháu có hoàn cảnh khó khăn nhưng vẫn vươn lên học giỏi. Như hai anh em Chế Đình Chiến và Chế Đình Thắng mồ côi cha, mẹ làm ruộng kinh tế rất khó khăn. Nhưng hai anh em đều học rất giỏi, thi đậu đại học. Chế Đình Thắng học sinh tiêu biểu, gương mặt xuất sắc của Trường đại học xây dựng, được cử đi du học ở Pháp.                                                      
Theo lịch sử Đảng bộ xã Nghi Thu (nay là phường Nghi Thu, thị xã Cửa Lò), Họ Chế là một dòng họ yêu nước. Chế Đình Thiệng đảng viên năm 1930-1931 Bí thư chi bộ đầu tiên ở xã Nghi Thu, có công xây dựng được nhiều cốt cán, đảng viên vùng giáo, được đồng bào giáo lương trân trọng quí mến.
 Gia đình ông Chế Đình Nhung ở xóm Bắc Hải - Nghi Thu, trước đây làm Lý trưởng (do Đảng bố trí), có công nuôi, bảo vệ đồng chí Nguyễn Duy Trinh - Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ Trưởng Bộ ngoại giao, lúc đó là cán bộ của xứ ủy Trung Kỳ (giai đoạn 1930 - 1936), có bằng Tổ quộc ghi công.
 Ông Chế Đình Pháp, một tấm gương tiêu biểu trong phong trào văn thân yêu nước, bị thực dân Pháp bắt, nay vẫn có ảnh lưu giữ ở Bảo tàng Xô Viết Nghệ Tĩnh
 Các ông Chế Đình Nhường, ông Chế Đình Trinh, ông Chế Đình Điển, ông Chế Đình Hiệp làm Chủ tịch xã, Bí thư Đảng bộ xã nhiều năm từ thời kỳ đầu thành lập xã Nghi Thu cho đến ngày nay.
Ông Chế Đình Trinh từng là cán bộ Ban nông nghiệp trung ương sau về Nghệ An Nghi Lộc. Chế Đình Hồng – Thường vụ Tỉnh ủy, Bí thư huyện ủy Kỳ Sơn. Chế Đình Phượng Phó bí thư Thường trực, Chủ tịch hội đồng nhân dân huyện Nghi Lộc, thị xã Cửa Lò. Trong 2 cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ con em dòng họ hăng hái lên đường bảo vệ Tổ quốc. Có hơn 30 người đã anh dũng hy sinh, 5 bà mẹ được nhà nước phong tặng Bà mẹ Việt Nam anh hùng. Trong chiến đấu nhiều người trong dòng họ lập thành tích xuất sắc, lãnh đạo chỉ huy giỏi, nhiều người được phong quân hàm Đại tá trong lực lượng vũ trang. Chế Đình Chương chuyên gia quân sự, chiến đấu anh dũng hy sinh tại đất nước bạn Campuchia.  
 Trong họ có nhiều doanh nhân sản xuất, kinh doanh thành đạt. Chế Minh Chương tổng giám đốc Công ty Cổ phần Thiết bị Áp lực Đông Anh, doanh nhân tiêu biểu. Ông Chế Đinh Tương- Phó tổng giám đốc tập đoàn xây dựng Hà Đô.
Nét tiêu biểu của dòng họ Chế ở Nghi Thu là một dòng họ văn hóa có  phong trào khuyến học nổi trội. Là đơn vị xuất sắc của thị xã Cửa Lò và tỉnh Nghệ An, được UBND tỉnh tặng bằng khen. Dòng họ có phong trào an ninh khá. Con em trong dòng họ đoàn kết, phấn đấu học tập, giúp đỡ lẫn nhau chăm chỉ sản xuất kinh doanh dịch vụ, xây dựng gia đình văn hóa, xây dựng dòng họ phát triển, không ai sa vào các tệ nạn xã hội.                           
Dòng họ Chế ở làng Thu Lũng (ngày xưa) nay đã có mặt ở nhiều địa phương ở trong huyện, trong tỉnh và trong nước. Ở trong huyện, Thị xã có ở xã Nghi Thu, Nghi Hương, Nghi Phong, Nghi Trung, Nghi Trường, Nghi Văn. Ở trong tỉnh có ở Quỳ Hợp, Nghĩa Đàn,Tân Kỳ, Đô Lương, ...... Ở trong nước có ở Thành phố Hồ Chí Minh, Đắc Lắc. Ông Chế Đình Phong thành lập một chi họ ở Thành phố Huế. Ông Chế Đình Liễu phát triển thành một chi ở Hà Nội. Ông Chế Đình Kháng phát triển thành chi ở Bà Rịa- Vũng Tàu. Phát huy truyền thống của dòng họ. Con em họ Chế ở các nơi đều chăm chỉ học tập, có việc làm ổn định, kinh tế khá. Dòng họ Chế đến định cư ở đâu cũng có người nổi tiếng.           

   Dựa theo Bài báo "Họ Chế - Dòng họ giàu truyền thống" của nhà báo Hải Hưng, Báo Người cao tuổi Việt Nam,
Số 4 (1948) ra ngày 06/01/2017
                      Chế Minh Chương sưu tầm và tổng hợp
                       Đông Anh, Hà Nội tháng 3 năm 2017

  Nhà thờ họ Chế ở phường Nghi Thu, Thị xã Cửa Lò – Di sản quý
Trải qua bao thăng trầm của lịch sử, đất nước Việt Nam của chúng ta hiện nay đã yên bình, thống nhất. Trên giải đất hình chữ S chứa đựng nhiều di sản quý báu mà con cháu chúng ta chưa hiểu rõ. Nhà thờ họ Chế ở phường Nghi Thu, Thị xã Cửa Lò (Nghệ An) chính là một di sản quý cần được lưu giữ và làm rõ giá trị.
“Ngọc trong cát”
Cửa Lò hiện nay đã trở thành một đô thị sầm uất với nhiều khách sạn, nhà cao tầng. Hàng năm, mỗi khi hè đến, hàng chục ngàn người từ khắp nơi đổ về đây nghỉ ngơi, bơi lội, thưởng thức đặc sản mực nhảy Cửa Lò. Biển rộng, trời cao, cát trắng, nắng vàng ở nơi này tạo nên vẻ đẹp hòa quyện giữa thiên nhiên và những công trình kiến trúc hiện đại khiến con người say đắm Nếu có những ai trong số những du khách đến đây nêu câu hỏi: “Mấy trăm năm trước, ai đã có công khai phá vùng đất này?”. Chắc câu trả lời sẽ nhắc đến Nguyễn Xí (1396 – 1465) – Một vị đại quan triều Lê, người sinh ra ở đây và có công khai khẩn vùng đất này.
Tuy nhiên, Nguyễn Xí là tướng tài, ông bận rộn việc triều đình, ít khi có mặt ở đây. Những người có công trực tiếp lập nên vùng đất này là các thế hệ con, cháu, chắt… của ông. Trong số này phải kể đến những người họ Chế; họ đến đây lập nghiệp từ đất Champa, cùng thời, cùng hợp lực với Nguyễn Xí. Ở bất kỳ quốc gia nào, trong lịch sử đều có những khoảng trống cần lấp đầy dần dần.
Là người Việt Nam, đặc biệt là người Nghệ An, đều ít nhiều được nghe nói đến dòng họ Chế nổi tiếng ở Cửa Lò. Đúng là ở vùng đất này có rất nhiều người là hậu duệ của dòng họ Chế nổi tiếng nhưng trong hồ sơ, lý lịch của họ lại mang họ Nguyễn. Do vậy, nhiều người không biết được dòng họ Chế ở đây đã đóng góp công sức vào việc tạo dựng Cửa Lò như thế nào.
May thay, ở đây (cụ thể là ở làng Thu Lũng, nay là phường Nghi Thu, thị xã Cửa Lò) có một nhà thờ được xây dựng cách đây hơn 200 năm. Chính xác là nhà thờ này được xây dựng vào năm 1800, được trùng tu nhiều lần; lần gần đây nhất là vào năm 1996. Về quy mô, nhà thờ này không lớn lắm nhưng nó lưu giữ nhiều hiện vật có giá trị lớn về và lịch sử, văn hóa. Riêng di sản Hán Nôm ở ngôi nhà thờ này nói lên rất nhiều điều, đặc biệt là nói về công sức của các thế hệ họ Chế đóng góp cho vùng đất này. Có thể nói, nhà thờ họ Chế với quy mô khiêm tốn nằm giữa một đô thị đang phát triển mạnh mẽ là “một viên ngọc trong cát”. Những gì lưu giữ ở đây vô cùng quý giá.
Có thể chia di sản Hán Nôm ở nhà thờ họ Chế này thành bốn loại: 1. Bài vị; 2. Câu đối; 3. Sắc phong; 4. Văn bia. Đặc biệt là sắc phong và văn bia cần được nghiên cứu kỹ để hiểu rõ quá trình lập nghiệp và những đóng góp của họ Chế cho địa phương.
Chắp nối lịch sử qua di sản Hán Nôm
Để hiểu hết giá trị nội dung của bốn loại di sản Hán Nôm này, cần phải có chuyên gia trong lĩnh vực Hán Nôm và lịch sử. Tôi với tư cách là nhà báo có biết đôi chút chữ Hán, chỉ dám giới thiệu sơ qua, xem như là một lưu ý để mọi người quan tâm. Cũng xin được nói rõ thêm là tôi dựa rất nhiều vào tài liệu của ông Trần Mạnh Cường (Thư viện tỉnh Nghệ An) để thực hiện bài viết này.
Bằng nhiều nguồn tài liệu khác nhau, các học giả chỉ ra rằng, vào giữa thế kỷ thứ 15, hậu duệ của nhà vua Chiêm Thành Chế Bồng Nga đã đến vùng đất này lập nghiệp. Có lẽ họ là một nhóm người chứ không chỉ một người. Ngoài Chế Ngân, ít ra còn có Chế Hiệp, Chế Lâu, Chế Đá nữa.  Họ là những thủ lĩnh ở quê quán của mình; khi đến đây, họ làm Thủ chỉ “Hội đồng kỳ hào”, nghĩa là những người đứng đầu của những làng mới lập.
Trải qua khoảng 22 đời lập nghiệp tại đây, các thế hệ họ Chế đã xây được nhà thờ để lưu giữ nguồn gốc tổ tông và những đóng góp của mình. Nhưng phải nói ngay điều này: Nếu chỉ căn cứ vào bài vị và các sắc phong (chủ yếu do các vua triều Nguyễn phong tặng) thì nhiều người cho rằng, đây là nhà thờ họ Nguyễn chứ đâu phải nhà thờ họ Chế?! Cái bài vị đầu tiên nói về một người sống vào thời Lê, đầu tiên làm cai hợp kiêm xã trưởng, sau thăng lên hương lão thủ chỉ, mang họ Nguyễn. Hay người đỗ Thám hoa, giỏi nghề thuốc, được triều đình bổ làm quan, cai quản 1.400 thợ xây dựng các công trình ở Huế, được vua Tự Đức ban ba sắc phong đều ghi là “Nguyễn Đình Thông”.
Dưới thời phong kiến, việc thay đổi họ không có gì lạ. Đến người nổi tiếng, là Danh nhân văn hóa thế giới Nguyễn Trãi cũng đã từng được đổi sang họ Lê; sử sách đã từng nhiều lần ghi “Lê Trãi”. Tuy nhiên, ngay trong nhà thờ này cũng đã có bằng chứng nói rằng, đây là nhà thờ họ Chế, thờ phụng tổ tiên họ Chế lập nghiệp ở Nghệ An. Ở mặt sau của bia đá, phía bên trên, trong phần (xin tạm dịch ra tiếng Việt) “Bài ký về thế phả ở nhà thờ họ Nguyễn” nói rõ ý: Dòng họ ta trước kia là họ Chế (thứ họ này vốn riêng biệt… quê gốc vốn là Chiêm Thành), sau này đổi sang họ Nguyễn. Điều này còn được khẳng định bằng đôi câu đối ở cột tiền đường: “Thu giang miếu vũ tân chi phái/Cố quốc hồng đồ cựu bản nguyên” – tạm dịch: “Nhà thờ chi phái mới ở Thu Giang/Nguồn cội cơ đồ lớn ở cố quốc”. Do vậy, không có gì phải nghi ngờ đây là nhà thờ họ Chế.
Cần lưu giữ và làm rõ giá trị di sản Hán Nôm của nhà thờ họ chế
Hiện nay, trên khắp nước Việt Nam, hầu như dòng họ nào cũng quan tâm đến nguồn gốc tổ tiên của mình. Việc con cháu họ Chế ở Cửa Lò sẽ bảo quản tốt nhà thờ của họ là điều không có gì phải bản cãi. Điều mà nhiều người hơi băn khoăn là rất có thể các thế hệ sau này sẽ tìm cách trùng tu, mở rộng nhà thờ (điều mà nhiều dòng họ đã từng làm). Nếu điều này xẩy ra, chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến tính nguyên bản, nguyên vẹn của di tích. Tôi rất muốn đại diện của dòng họ và các cơ quan chức năng phối hợp với nhau để giữ gìn nguyên vẹn di tích này.
Còn một điều quan trọng hơn là nghiên cứu kỹ lưỡng những giá trị di sản Hán Nôm ở nhà thờ này. Điều này là rất cần thiết nhưng để thực hiện là không dễ. Cái khó ở đây là các chuyên gia Hán Nôm của chúng ta ngày càng ít. Họ cũng không có nhiệm vụ phải nghiên cứu tỷ mỉ những nội dung được lưu giữ ở các nhà thờ dòng họ. Vậy cách tốt nhất, thực tế nhất là con cháu của dòng họ Chế nên đứng ra quán xuyến làm việc này.
Trước hết, cần có sự thẩm định của cơ quan chức năng. Muốn vậy, đại diện dòng họ làm công văn báo cáo với Sở Văn hóa – Thể thao Nghệ An, nhờ họ cử chuyên gia thẩm định sơ bộ. Sau đó, nhờ họ tư vấn những việc cần phải làm tiếp theo.
Song song với việc báo cáo và nhờ sựu hỗ trợ của các cơ quan chức năng, theo tôi, dòng họ nên cử 2 – 3 người học Hán Nôm (có thể học bài bản ở các cơ sở đào tạo, hoặc tự học) để nghiên cứu và khai thác những giá trị  của bốn loại di sản có trong nhà thờ. Với vị thế, với truyền thống lịch sử của họ Chế ở Nghệ An, điều này là rất nên làm.
Với tư cách là một nhà báo, tôi chỉ mới giới thiệu sơ qua về nhà thờ họ Chế ở Cửa Lò vậy thôi. Tôi hi vọng sẽ có những chuyên gia vào cuộc. Tôi cho rằng, rất nhiều người (dù không phải là con cháu họ Chế) muốn biết những giá trị di sản Hán Nôm ở nhà thờ này.
Chế Minh Chương sưu tầm và tổng hợp
                                                                            Đông Anh, Hà Nội tháng 3 năm 2017

 

Họ Chế ở Thụ Lũng (Nghệ An)

          Nhân dịp tham dự lễ Kate 2009 ở San Jose và qua Dam Nưi vua Chế Bồng Nga của Dương Chi Mai, nhắc tôi nhớ đến vị vua anh hùng vĩ đại và lỗi lạc của dân tộc Champa nhưng ít nguời biết đến những chiến công hiển hách cụ thể của ngài vào thế kỷ XIV. Tôi may mắn đã đọc đuợc những tư liệu quý của các học giả Pháp cũng như Việt, nay tôi mạo muội phỏng dịch, lượm lặt ghi lại nhằm góp phần tìm hiểu về thân thế sự nghiệp của ngài. Nhất là sau cái chết của ngài, sự thể ra làm sao mà rất ít học giả nhắc đến như con, cháu của ngài chẳng hạn.
Trong bài tôi vẫn ghi lại nguyên vẹn tên các vị vua cũng như vùng miền không dấu theo tài liệu tiếng Pháp (và có dấu theo sự hiểu biết của tôi) vì nếu đối chiếu để ghi lại cho chính xác và rõ ràng sẽ mất nhiều thời gian. Đây cũng là điều kiện và là nền tảng cho các thế hệ trẻ sưu tầm, nghiên cứu, tiếp nối và hoàn chỉnh.
Sở dĩ trong bài tôi dùng từ "chinh phạt đối với Đại Việt" vì vùng đất Vương quốc Champa xưa kia, phía Nam trải dài từ ranh giới tỉnh Mỹ Tho đến tận Thanh Hóa miền Bắc (Lộ Bác Đức nhà Tây Hán và Mã Viện nhà Đông Hán / Trung Hoa đã đánh chiếm và sáp nhập phần đất Thanh Hoá và Nghệ An vào quận Cửu Chân). Thanh Hoá đã bị Hán hoá sau đó bị Việt hoá và dân Champa còn sống rải rác ở vùng đồng bằng Bắc Bộ.
Mã Viện, sau khi đánh tan cuộc nổi dậy của hai Bà Trưng và đã cắm cột trụ đồng phân chia ranh giới Trung Hoa và Champa, theo các nhà sử học Pháp là phía Nam sông Lam (Hà Tĩnh) nhưng cho đến nay các nhà khoa học vẫn chưa tìm thấy trụ đồng này. Nay tôi tạm căn cứ vào ngôn ngữ nói của cư dân hiện tại từ Thanh Hóa trở vào Quảng Nam có tiếng nói mang âm trầm và nặng chứa đầy dấu ấn ngôn ngữ nói Champa. Hơn nữa hiện nay, hai ngôi chùa ở Thanh Hoá còn tồn tại dấu ấn văn hoá Champa như chùa Báo Ân (núi An Hoạch, huyện Nghi Sơn ngày nay) có chim thần Garuda nơi bệ thờ Phật và ở các góc gian phòng thờ Phật. Còn một ngôi chùa khác (tôi đã quên tên) vẫn còn lưu giữ một tượng đá bò thần Nandin, được chạm khắc rất đẹp và tinh vi.
Sau khi Lý Thường Kiệt bình Chiêm (theo Sử sách Việt Nam), vị quan này được nhà Lý cho trấn giữ và ban phong ấp ở Thanh Hoá. Lý Thường Kiệt đã xây dựng nhiều ngôi chùa (thời nhà Lý đạo Phật rất thịnh), trong đó có nhiều ngôi chùa đã được xây dựng ngay trên nơi thờ phượng nguời dân Champa nhằm xoá sạch vết tích cũ của cư dân bản địa.
Trong suốt thời kỳ lịch sử chiến tranh giữa Đại Việt và Champa, các vua Champa luôn luôn tiến hành chinh phạt Đại Việt để thu hồi lại những vùng đất đã mất chứ không phải là cướp phá, quấy nhiễu như các sử gia Đại Việt đã viết không khách quan về Champa. Chúng ta khách quan thử nghĩ, một vương quốc Champa cường thịnh lúc bấy giờ lại đi cuớp phá, quấy nhiễu Đại Việt là một huyện nhỏ thuộc Trung Hoa chăng??? Trong khi ấy Champa có đội hải quân rất nổi tiếng, hùng mạnh và làm chủ vùng biển Đông Nam Á.
Chẳng lẽ vào thời gian trước và sau thế chiến thứ I , vương quốc Anh có đội hải quân hùng mạnh nhất thế giới cũng là đội quân cướp biển chuyên quấy phá, cướp bóc các nước khác sao??? Người Champa đã có nền văn minh lúa nước lâu đời, họ đã giỏi thuần dưỡng đuợc giống lúa cho vụ thứ hai ngoài vụ mùa chính, không cần nhiều nước và được người dân Đại Việt lúc bấy giờ đem về cấy trồng gọi là “lúa Chiêm : lúa từ Chiêm Thành”.
Ngoài ra Champa là một đất nước đuợc thiên nhiên ưu đãi về khoáng hải sản như vàng, trầm hương … nổi tiếng thế giới lúc bấy giờ. Theo nhà sử học Ba Tư Ibn Abei Yak Kub viết vào khoảng năm 875 - 880 thì trầm hương Champa được đánh giá tốt nhất thế giới. Sách Thủy Kinh Chú của Trung Quốc viết rằng “người ta phải mua gỗ trầm hương của Champa bằng lượng vàng nặng tương đương” và sách Lương Thư Trung Quốc cũng viết rằng “ trữ lượng vàng của Champa lớn và nhiều vô số đến mức trở thành huyền thoại”. Sách Tống thư Trung Quốc cũng viết rằng vào năm 446, thứ sử Trung Hoa tại Giao Châu là Đàn Hoa Chi đã kéo quân xâm chiếm Lâm Ấp và đã cướp đi vô số đồ thờ cúng bằng vàng từ các đền đài và nấu thành thỏi lên đến 100 ngàn cân vàng. Vào năm 605 tướng Trung Hoa khác là Lưu Phương, sau khi xâm chiếm Lâm Ấp đã cướp đi 18 thần chủ bằng vàng từ các đền tháp Champa mang về Trung Quốc. Vậy chúng ta khách quan thử nhận xét xem ai xâm chiếm ai và ai cướp bóc ai???
Như ai đó đã nói “Dân ta phải biết sử ta” nhưng tôi lại ước mong một điều lớn hơn nữa “dân ta phải viết sử ta “để trả lại sự thật cho lịch sử dân tộc Champa. Vì các dân tộc khác có ý viết sai lệch về sử ta nhằm tránh né sự thật, che đậy khéo léo bằng các mỹ từ hay bỏ qua các sự kiện hoặc tìm cách thêm bớt để cho logic và hoàn chỉnh. Ngoài ra họ còn khéo thêu dệt những mẩu chuyện hay huyền thoại không tốt về dân tộc khác. Ví dụ như Đại Việt xâm lược và tiêu diệt Champa thì sử gia Việt Namviết là cuộc Nam tiến. Còn việc Trung Quốc đánh chiếm Việt Nam thì cho rằng là xâm lược. Vậy đâu là sự thật???. Trong Lịch sử giữa hai dân tộc Champa và Đại Việt còn rất nhiều chỗ ẩn khuất chưa được giải mã và phơi bày ra ánh sáng. Hiện nay số tư liệu đó đang nằm trong kho tư liệu ở Việt Nam, Trung Quốc và Pháp.
Truớc khi viết về nhà vua vĩ đại Chế Bồng Nga, tôi tạm sơ lược vài dữ kiện xuất thân và chiến công của ngài qua những cuộc chinh phạt Đại Việt. Theo biên niên sử giòng họ CHẾ ở An Tịnh (Nghệ An ngày nay) như sau :
***Vào năm 1306 vua Champa là Che Man (Chế Mân) đã cưới Huyền Trân công chúa, em gái vua Traàn Anh Toân (Traàn Anh Toân: 1293-1314) vaø đã nhường 2 châu Ô và LÝ cho Đại Việt. Vua Trần Anh Tôn đã đổi tên hai châu này là Thuan Chau và Hoa Chau (Thuận Châu và Hóa Châu), ngày nay là Thừa Thiên. Tuy nhiên người Champa ở 2 châu Ô và LÝ không chịu nổi sự thống trị của Đại Việt.
***Vào năm 1312, vua Anh Tôn tiến hành cuộc xâm lược Champa, vua Champa bấy giờ là Che Chi (Chế Chí) bị bắt đưa về Thăng Long. Em vua Chế Chí là Che Da (Chế Đa) lên ngôi vua Champa cai trị đất nước.
***Nhân cơ hội vua Tran Minh Ton (Trần Minh Tôn /1314 - 1329) mới lên ngôi, vua Champa là Che Nang (Chế Năng) đem quân sang đánh Đại Việt nhằm thu hồi lại 2 châu Ô và LÝ. Nhưng thất bại vua Chế Năng phải lánh nạn sang Java (1318). Vua Minh Tôn bổ nhiệm phó vương Champa, nguời thống lĩnh quân đội, là Che A Nan (Chế A Nan) lên làm vua. Vua Chế A Nan băng hà (1342), nguời con rể là Tra Hoa Bo De (Trà Hoa Bồ Đề) tiếm ngôi lên làm vua. Con vua Chế A Nan là Che Mo (Chế Mỗ) đã lánh nạn sang Đại Việt và cầu xin sự giúp đỡ để chống lại việc tiếm ngôi ấy. Vua Tran Du Ton (Trần Dụ Tôn /1341 - 1369) đã thực hiện cuộc viễn chinh sang Champa và đưa Chế Mỗ lên ngôi vua. Sau khi vua Chế Mỗ băng hà, con là Che Bong Nga (Chế Bồng Nga) lên ngôi vua, ngài là kẻ thù khủng khiếp nhất mà người Đại Việt chưa bao giờ biết đến qua những cuộc chinh phạt miền Bắc Trung Bộ (Nord - Annam) và Bắc Bộ (Tonkin) từ những năm 1361 đến 1390.
Tổng cộng trong lịch sử chiến tranh giữa Champa và Đại Việt, Champa đã từng đưa quân chinh phạt Đại Việt tới 43 lần. Trong đó chỉ tính riêng vua Chế Bồng Nga đã tiến hành chinh phạt Đại Việt đến 12 lần, trong đó có 3 lần đánh vào tận kinh đô Thăng Long.
Đoạn này có ý nhấn mạnh và là điều quan trọng để ghi nhớ bởi vì nó là chìa khóa bí mật của việc định cư và hình thành An Tịnh (huyện Nam Đàn / Nghệ An ngày nay) của 2 hoàng tử Chăm là Che Ma No (Chế Ma Nô) và Che Son No (Chế Sơn Nô) vào cuối thế kỷ XIV như sau :
Bắt đầu từ năm 1361, vua Champa Chế Bồng Nga khởi đầu với những trận chiến đầy thắng lợi liên tiếp hầu như không ngừng cho đến cái chết của ngài vào năm 1390.
Học giả Hippolyte Le Breton chỉ ghi lại những chiến công vang dội nhất và đặc biệt là nơi xảy ra ở An Tịnh. Chế Bồng Nga chinh phạt miền Bắc Trung Bộ và Bắc Bộ vào năm 1371 bằng đường biển. Vào năm 1377, quân Đại Việt đã chuẩn bị một cuộc tấn công trả đũa Champa mà kết quả rất thảm hại là vua Đại Việt, Tran Due Ton (Trần Duệ Tôn) đã bị xử trảm tại kinh đô Vijaya và hoàng tử Huc (Húc) phải bị cầm tù. Cùng năm ấy, Chế Bồng Nga đã tiến hành cuộc chinh phạt miền Bắc Trung Bộ và Bắc Bộ bằng đường biển. Sau khi thắng lợi nhà vua đã gã một công chúa Champa cho hoàng tử Húc. Vào năm 1378, vua Chế Bồng Nga đã đưa hoàng tử Húc vào An Tịnh và đưa lên ngôi vua với niên hiệu là Ngu Cau Vuong (Ngư Cầu Vương).
Vào năm 1380, vua Chế Bồng Nga trở lại An Tịnh, xuất quân chinh phạt Thanh Hóa và tiến thẳng ra Thăng Long. Năm 1382, một lần nữa vua Chế Bồng Nga lại chinh phạt vùng Thanh Hóa nhưng đã bị đánh bại bởi Lê Quý Ly bên bờ sông Ngu Giang (Ngu Giang ngày nay là Lạch Trường, một phụ lưu của sông Mã) và Nguyễn Đá Phương ở bến cảng Trần Phú, ở ngay ranh giới Thanh Hóa và Bắc Bộ. Tuy nhiên nguời Champa vẫn làm chủ vùng An Tịnh.
Vào năm 1389, vua Chế Bồng Nga lại tiến hành cuộc chinh phạt mới đầy thắng lợi. Nhưng sau đó quan đại thần Trần Khắc Chân đã cứu nguy Đại Việt bằng trận thắng ở Hai Trieu (Hải Triều, ngày nay là Hưng Yên / Bắc Bộ). Trần Khắc Chân đã đem thủ cấp vua Chế Bồng Nga dâng cho vị vua già Tran Nghe Ton (Trần Nghệ Tôn /1390). Đại Việt đã được cứu thoát bởi cuộc xâm lăng của Champa mà nền độc lập có thể bị tiêu tan (Le Breton : Le royaume d’Annam était sauvé d’une invasion où peut-être son indépendance eût sombré).
Chúng ta nên nhớ rằng người Champa kéo dài được sự thắng lợi suốt cuộc chinh phạt của họ là nhờ ở đội hải quân hùng mạnh. Thủ lĩnh Champa là La Khai (La Khải) sau khi đã hỏa tán thân xác vua Chế Bồng Nga, đã tập hợp lại quân đội trở về Champa và tự xưng làm vua. Do thất trận và Champa đã có vị vua mới La Khải nên hai nguời con trai vua Chế Bồng Nga đã xin nhà Trần tỵ nạn ở Đại Việt. Vua Thuận Tôn đã phong con trưởng là Chế Ma Nô phẩm hàm là Hiệu Chánh (Hầu nhất phẩm: prince feudataire de premier rang) và Chế Sơn Nô được phong là Á hầu nhị phẩm (prince feudataire du second rang)
Ngoài ra theo gia phả giòng họ Chế ở An Tịnh là vua Trần Thuận Tôn còn phong cho con vua Chế Bồng Nga làm Tổng trấn biên ải (grand Marquis) và chấp thuận cấp phong ấp Thụ Lũng và Cẩm Trường cho hai quan Hầu mới gốc Champa, tách rời khỏi lãnh thổ của nhà vua vì hai ngài đã có công cùng các tù binh Champa thành lập và xây dựng vùng An Tịnh.
Theo H. Le Breton để hoà đồng và không bị đối xử phân biệt trong xã hội, con cháu các tù binh Champa đã lấy họ Việt như Nguyễn, Trần ... nhưng vẫn giữ chữ lót từ họ Chăm như Chế chẳng hạng Nguyễn Chế Mân v.v... Còn con cháu của vua Chế Bồng Nga vẫn giữ nguyên họ CHẾ vì giòng dõi hoàng tộc Chăm và cũng là con cháu của quan đại thần Việt gốc Chăm nên họ không sợ sự phân biệt và bức hiếp của cư dân Việt.
Qua các cuộc xâm lăng của Trung Quốc sau đó là Đại Việt tiếp theo việc mở rộng trồng trọt và thời gian đã hầu hết hủy hoại những dấu tích và văn minh Champa cổ ở hai vùng Nghệ An và Thanh Hóa.
Chế Minh Chương sưu tầm và tổng hợp
                                                                            Đông Anh, Hà Nội tháng 3 năm 2017


Bài viết cùng danh mục

Lễ Ký Kết Biên Bản Ghi Nhớ Hợp Tác Toàn Diện diễn ra tại Hội Chợ Sản Phẩm Công Nghiệp Chủ Lực TP Hà Nội 2023

Áp Lực Đông Anh tiếp tục tạo dấu ấn mạnh mẽ tại Hội Chợ Sản Phẩm Công Nghiệp Chủ Lực Thành Phố Hà Nội 2023, khẳng định vị thế là một trong những công ty hàng đầu về sản xuất nồi hơi, bình áp lực và thiết bị áp lực tại miền Bắc...

Giấy Chứng Nhận Công Nhận Năng Lực Cơ Sở Chế Tạo Cho Các Sản Phẩm Tàu Biển

Để đạt được giấy chứng nhận năng lực cơ sở chế tạo, tập thể Áp lực Đông Anh đã không ngừng nỗ lực từ giai đoạn chuẩn bị hồ sơ, kiểm chứng chất lượng sản phẩm, năng lực sản xuất, năng lực chế tạo của đội ngũ kỹ thuật đến các hoạt động bảo vệ trước hội đồng xét duyệt...

Áp lực Đông Anh Tham Gia Hội Chợ Giao Thương Ngành Chế Tạo FBC ASEAN 2023

FBC ASEAN 2023 là triển lãm giao thương đặc biệt dành riêng cho các doanh nghiệp sản xuất chế tạo, với sự tham gia của hơn 200 doanh nghiệp từ nhiều quốc gia khác nhau...

Đại Diện Các Doanh Nghiệp Nước Ngoài Đến Thăm Và Làm Việc Tại Công Ty Cổ Phần Thiết Bị Áp Lực Đông Anh

Vừa qua Công ty Cổ phần thiết bị áp lực Đông Anh rất vinh hạnh được đón tiếp đoàn khách tham quan đến từ Nhật Bản, Singapore, Hàn Quốc...

Chat Zalo

0979 208 509