Quy Trình Kiểm Định Kỹ Thuật An Toàn Bình Áp Lực

08/10/2018
Quy Trình Kiểm Định Kỹ Thuật An Toàn Bình Áp Lực

1. Phạm vi áp dụng

Quy trình này quy định về trình tự, thủ tục kiểm định kỹ thuật an toàn lần đầu, định kỳ và bất thường các bình chịu áp lực thuộc Danh mục các loại máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành. Căn cứ vào quy trình này, cơ quan kiểm định áp dụng trực tiếp hoặc xây dựng quy trình cụ thể, chi tiết cho từng dạng, loại bình chịu áp lực nhưng không được trái với quy định của quy trình này.

2. Tiêu chuẩn bắt buộc áp dụng

Bao gồm những tiêu chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn sau:

  •     TCVN 6153:1996: Bình chịu áp lực - Yêu cầu kỹ thuật an toàn về thiết kế, kết cấu, chế tạo.
  •     TCVN 6154:1996: Bình chịu áp lực - Yêu cầu kỹ thuật an toàn về thiết kế, kết cấu, chế tạo, phương pháp thử.
  •     TCVN 6155:1996: Bình chịu áp lực - Yêu cầu kỹ thuật an toàn về lắp đặt, sử dụng, sửa chữa.
  •     TCVN 6156:1966: Bình chịu áp lực - Yêu cầu kỹ thuật an toàn về lắp đặt, sử dụng, sửa chữa, phương pháp thử.
  •     TCVN 6008:1995: Thiết bị áp lực - Mối hàn yêu cầu kỹ thuật và phương pháp kiểm tra.
  •     TCVN 7472-2005: Thiết bị áp lực - Hàn liên kết.

 3. Các bước kiểm định

Tiến hành xem xét, kiểm tra kỹ thuật an toàn theo các bước sau:

  •  Chuẩn bị kiểm định
  •  Kiểm tra hồ sơ
  •  Kiểm tra bên ngoài
  •  Kiểm tra bên trong
  •  Kiểm tra khả năng chịu áp lực
  •  Kiểm tra độ kín chỉ áp dụng đối với các bình làm việc với các môi chất độc hại, dễ cháy nổ
  •  Kiểm tra vận hành

Lưu ý: Các bước kiểm tra tiếp theo chỉ được tiến hành khi kết quả kiểm tra ở bước trước đó đã đạt yêu cầu. Trước khi thực hiện việc khám xét: Các biện pháp an toàn phải được thực hiện, bình áp lực phải được vệ sinh; các cửa kiểm tra, cửa người chui (nếu có) phải được tháo rời, khi nghi ngờ tình trạng kỹ thuật các bộ phận chịu áp lực của bình cần tháo gỡ một phần hoặc toàn bộ lớp cách nhiệt đảm bảo cho việc khám xét trong ngoài; cơ sở phải cử người chứng kiến khám nghiệm

quy trình kiểm định an toàn bình khí nén

4. Xử lý kết quả kiểm định

Lập biên bản kiểm định.

  • Lập biên bản kiểm định theo mẫu quy định. Ghi rõ tiêu chuẩn đã áp dụng trong quá trình kiểm định.
  • Ghi tóm tắt kết quả kiểm định vào lý lịch của bình (ghi rõ họ tên kiểm định viên, ngày tháng năm kiểm định).
  • Thông qua biên bản kiểm định: Thành phần tham gia thông qua biên bản kiểm định bắt buộc tối thiểu phải có các thành viên sau:
  • Chủ cơ sở hoặc người được chủ cơ sở ủy quyền.
  • Người được giao tham gia và chứng kiến kiểm định.
  • Khi biên bản được thông qua, kiểm định viên, người tham gia chứng kiến kiểm định, chủ cơ sở cùng ký, chủ cơ sở đóng dấu vào biên bản.
  • Khi bình không đạt các yêu cầu thì thực hiện các bước và chỉ cấp cho cơ sở biên bản kiểm định, có nêu rõ lý do bình không đạt yêu cầu kiểm định.

 5. Chu kỳ kiểm định

  • Khám xét bên ngoài và bên trong: ba năm một lần.
  • Khám xét bên ngoài, bên trong và thử thủy lực: sáu năm một lần.
  • Kiểm tra vận hành bình: một năm một lần.
  • Các xitéc và thùng chứa môi chất ăn mòn kim loại (clo, hidro…) thời hạn khám nghiệm định kỳ không ít hơn hai năm một lần.
  • Các xitéc và thùng chứa propan-butan và chứa các môi chất thông dụng   thời hạn khám nghiệm định kỳ không ít hơn bốn năm một lần.
  • Trường hợp nhà chế tạo quy định thời hạn khám nghiệm ngắn hơn thì theo quy định của nhà chế tạo.
  • Khi rút ngắn chu kỳ kiểm định, kiểm định viên phải nêu rõ lý do trong biên bản kiểm định.
  • Những trường hợp phải được khám nghiệm bất thường: Khi sử dụng lại các bình đã ngừng sử dụng từ 12 tháng trở lên
  • Khi bình được cải tạo hoặc chuyển đến lắp đặt ở vị trí mới.
  • Khi nắn lại các chỗ phồng, móp, hoặc sửa chữa có sử dụng phương pháp hàn tại các bộ phận chủ yếu của bình.
  • Khi nghi ngờ về tình trạng kỹ thuật của bình.
  • Các nguyên nhân dẫn đến khám nghiệm bất thường phải ghi rõ vào lý lịch của bình

Mọi thông tin cần tư vấn vui lòng gửi về
Địa chỉ: Số 23, Dốc Vân, Mai Lâm, Đông Anh – Hà Nội
Địa thoại: 024.39610170 / 024.39611397 / 024.39610022
Số kỹ thuật: 0913 208509 – 0981 262288
Email : info@noihoidonganh.com – info@apluc.vn


Bài viết cùng danh mục

Vật Liệu Vỏ Bảo Ôn, Áo Bảo Ôn Inox Cho Đường Ống Cách Nhiệt Và Co Cút Bảo Ôn Cách Nhiệt

Sản phẩm đặc thù trong việc bảo ôn này là bông thủy tinh cách nhiệt, trong đó việc mang tính thẩm mỹ, an toàn cũng như tăng cao hiệu quả cách nhiệt có sự góp phần quan trọng của Vật liệu vỏ bảo ôn hay còn gọi là áo bảo ôn cách nhiệt.

Tầm Quan Trọng Của Hệ Thống Xử Lý Nước Lò Hơi, Nồi Hơi

Chất lượng nước cấp cho nồi hơi là một trong yếu tố cốt lõi quyết định tới tuổi đời cũng như hiệu suất làm việc của hệ thống nồi hơi. Đối với đơn vị có nguồn nước cấp không ổn định, chúng tôi khuyến khích khách hàng lắp đặt thêm hệ thống xử lý nước của nồi hơi và sau đây là lý do vì sao hệ thống xử lý nước lại có vai trò quan trọng đến như vậy!

Lựa Chọn Nồi Hơi Than, Củi Theo Nhu Cầu – Kinh Nghiệm Từ Nhà Chế Tạo

Chọn lựa nồi hơi có kiểu dáng và công suất sử dụng đúng mục đích và nhu cầu sử dụng là một vấn đề được rất nhiều Quý khách quan tâm. Trong chuyên mục sản phẩm nồi hơi truyền thống đốt than, củi chúng tôi chia sẻ khái niệm cơ bản để các anh chị có thêm thông tin khi tìm mua nồi hơi uy tín tại Hà Nội.

Nguyên Lý Hoạt Động Nồi Hơi - Lò Hơi

Lò hơi ( nồi hơi ) được sử dụng rộng rãi trong các ngành công nghiệp, cung cấp hơi phục vụ cho sản xuất vậy nguyên lý hoạt động của nồi hơi như thế nào ?.

Chat Zalo

0979 208 509